{[['']]}
Tư duy phân tích và tư duy phê phán đã có khoảng 500 năm trước công nguyên. Hai loại tư duy này chủ yếu là dựa vào thực tiễn quá khứ và dữ liệu hiện tại để phân tích thực trạng, tìm ra vấn đề và đưa ra cách giải quyết vấn đề - thường được gọi là tư duy Descartes. Một nguyên tắc của tư duy phân tích phê phán là càng nhiều dữ liệu càng tốt.
Lý thuyết về Tư duy đột phá do Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Shozo Hibino Đại học Chukyo, Nhật Bản và Giáo sư Tiến sĩ Gerald Nadler, Đại học Nam California, Hoa Kỳ cùng tổng hợp biên soạn trong cuốn sách Tư duy Đột phá đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ 30 năm nghiên cứu về cách thức xử lý vấn đề.
Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Trong kinh tế tri thức thì đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thành công. Chúng ta không thể cải tiến đèn dầu để có đèn neon, không thể cải tiến tàu cao tốc thành máy bay. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề mới bằng tư duy cũ, bằng chuẩn mực cũ. Từ những năm cuối của thế kỷ 20, thế giới đang chuyển sang một trào lưu mới: tư duy đột phá (Breakthrough Thinking). Các Trung tâm Tư duy đột phá được thành lập ở một số nước trên thế giới
+ nhận xét + 1 nhận xét
Khi chưa có điều kiện, đọc được ebook là điều tốt. Khi có điều kiện hơn, hãy mua sách gốc các bạn nhé!
Phiên bản 2016 của Tư duy đột phá trong đó GS Hibino cấu trúc lại các giai đoạn tạo giải pháp đột phá "Solve!" sắp ra đời rồi
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã phản hồi lại bài viết. Chúng tôi sẽ phúc đáp các bạn một cách sớm nhất